Nhịp sống hiện đại làm chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều thiết bị điện tử, đặc biệt là màn hình điện thoại và máy tính, gây ảnh hưởng không tốt cho mắt. Vì vậy, để có một đôi mắt luôn trong tình trạng khỏe mạnh thì việc đo thị lực định kỳ là một việc rất cần thiết. Có rất nhiều cách được sử dụng để kiểm tra thị lực, nhưng hiện nay bảng đo thị lực mắt vẫn đang là công cụ phổ biến nhất hiện nay. Bài viết sau đây sẽ là những thông tin được HMK Eyewear tổng hợp về cách sử dụng đúng nhất của bảng đo thị lực mắt chuẩn.
Quy trình đo thị lực chuẩn
Theo các khuyến cáo khoa học, cách xác định thị lực chuẩn cho mắt cần trải qua một quy trình gồm 04 bước như sau:
- Bước 1: Để giúp xác định số kính cần tham khảo, mắt bạn sẽ được đo trên với máy khúc xạ kế tự động.
- Bước 2: Sử dụng kết hợp cả mặt nạ thị lực và các kính thử có số độ khác nhau để đọc chữ cái và ký tự trên bảng đo thị lực mắt.
- Bước 3: Kiểm tra số độ và tập thích nghi với tròng kính có số độ mới được đo bằng cách đeo kính thử từ 20 – 30 phút, nhìn gần hoặc xa, giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo.
- Bước 4: Trong quá trình thử kính nếu xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt thì nên trao đổi ngay thông tin với khúc xạ viên để điều chỉnh tròng kính thử có số độ phù hợp.
Bên cạnh đó, để có một kết quả chính xác với số độ đúng nhất, trong trường hợp là những người có dấu hiệu bệnh lý về mắt hoặc trẻ em trước đây chưa từng mang kính, khúc xạ viên sẽ chỉ định nên sử dụng thêm thuốc liệt điều tiết trước khi đo mắt và đo lại nhiều lần.
Các bảng đo thị lực mắt chuẩn 10/10
Ngày nay, thị lực của nhiều người bị ảnh hưởng do môi trường sống và làm việc phải tiếp xúc nhiều với màn hình vi tính hoặc điện thoại, nên việc thường xuyên kiểm tra thị lực là một điều rất cần thiết.
Bảng đo thị lực mắt là một công cụ đơn giản, có thể dễ dàng sử dụng để đo mắt tại nhà thay vì phải đến các cơ sở để kiểm tra mắt thường xuyên. Sau đây là một số bảng đo thị lực mắt chuẩn bạn có thể dễ dàng mua và kiểm tra mắt tại nhà.
Xem thêm: Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ
Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo thị lực chữ C (hay còn được gọi là Landolt): đo được cho mọi đối tượng, đặc biệt là đo được cho cả trẻ nhỏ và người không biết chữ.
Bảng có thiết kế đơn giản với các vòng tròn hở giống như chữ C với phần hở xoay theo các hướng khác nhau. Bảng đo thị lực mắt chuẩn sẽ có 11 dòng với các kích thước và khoảng cách của những chữ C nhỏ dần từ trên xuống dưới.
Cách sử dụng: Khi kiểm tra thị lực bạn cần phải chỉ đúng chiều xoay của các chữ C trên bảng và trước khi đo cần ngồi cách bảng khoảng 5 mét.
Bảng chữ cái cận thị chữ E
Bảng đo cận thị chữ E hay còn được gọi là bảng Armaignac. Đây cũng là bảng đo thị lực mắt sử dụng được cho tất cả mọi đối tượng.
Cũng như thiết kế của bảng đo thị lực chữ C, bảng đo thị lực mắt này gồm các chữ E được sắp xếp xoay theo các hướng khác nhau, kích thước các chữ E sẽ giảm dần từ trên xuống dưới.
Cách sử dụng: Người đo thị lực sẽ được hướng dẫn ngồi cách bảng một khoảng là 5 mét. Sau đó, theo hướng dẫn của khúc xạ viên, người đo cần nói đúng hướng xoay của chữ E được chỉ hoặc có thể đưa ra một miếng nhựa có hình chữ E và xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực.
Bảng đo thị lực hình
Đây là loại bảng đo thị lực mắt chuẩn, bảng dùng cho các đối tượng là các trẻ em đã nhận biết được những hình ảnh con vật, đồ vật và những người lớn mà không biết chữ.
Bảng này gồm những hình ảnh của các con vật và đồ vật khác nhau, có kích thước giảm dần từ trên xuống dưới.
Cách sử dụng: Theo hướng dẫn thì người được đo độ cần nói đúng tên con vật hay đồ vật được chỉ theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi không thể đọc được nữa. Như các bảng đo khác, khoảng cách ngồi khi đo cần cách bảng đo thị lực là 5 mét.
Bảng đo mắt cận thị Snellen
Bảng đo mắt cận thị Snellen chỉ dùng được với những người biết chữ.
Bảng này bao gồm các chữ cái Latinh in hoa L, F, D, O, I, E,… Bảng đo thị lực mắt tiêu chuẩn sẽ có 11 dòng, tại dòng đầu tiên chỉ có 1 chữ cái và kích thước lớn nhất, những dòng tiếp theo số lượng chữ sẽ tăng lên và kích thước chữ cũng nhỏ dần.
Cách sử dụng: Như các bảng đo khác, khoảng cách ngồi khi đo cần cách bảng đo thị lực là 5 mét. Theo hướng dẫn thì người được đo độ cần đọc đúng chữ cái được chỉ theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi không thể đọc được nữa.
Bảng cận thị Parinaud
Đây là loại bảng đo thị lực mắt chuẩn được dùng thông dụng nhất hiện nay, bảng này được dùng cho người biết chữ. Bảng bao gồm những câu ngắn, bên cạnh được chú thích các số thị lực cụ thể.
Cách sử dụng: Cũng như các loại bảng khác, người đo thị lực sẽ ngồi trên ghế thoải mái và đọc các ký hiệu có trên bảng theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khoảng cách khi sử dụng bảng đo thị lực này sẽ gần hơn các loại bảng khác là từ 30 – 35cm.
Bảng đo thị lực dạng thẻ
Bảng thị lực dạng thẻ là các loại bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với những kích thước phù hợp theo đúng quy ước để dùng cho việc đo thị lực nhìn ở khoảng cách gần. Bên cạnh đó, bảng đo thị lực mắt này ở các dòng đều được ghi số thị lực cụ thể.
Cách sử dụng: Người kiểm tra thị lực sẽ cầm thẻ cách mắt khoảng cách 30 – 35cm và đọc lần lượt các ký hiệu có trên thẻ đến khi không đọc được nữa.
Cách ghi nhận kết quả đo
Khúc xạ viên sẽ ghi lại số thị lực ngay dòng chữ nhỏ nhất mà bạn đã đọc được. Số thị lực được ghi tương ứng ngay bên cạnh từng dòng trên bảng đo thị lực mắt.
Dựa vào kết quả sau khi đo thị lực bằng bảng đo thị lực mắt chuẩn, độ cận thị, viễn thị loạn thị của bạn có thể được xác định, bạn có thể biết được tình trạng độ cụ thể của mắt.
Sau đây là chi tiết cách sử dụng và đọc kết quả đúng nhất khi đo mắt cận.
- Thị lực 10/10 là mắt đang ở trạng thái tốt nhất và hoàn toàn khỏe mạnh.
- Thị lực 6 – 7/10 thì bạn có độ cận thị vào khoảng 0.5 Diop.
- Thị lực 4 – 5/10 tức là độ cận của bạn khoảng từ 1.5 – 2 Diop.
- Thị lực dưới 3/10 thì thị lực của bạn đang ở mức kém, độ cận cao khoảng từ 2 Diop trở lên.
Xem thêm: Cách đọc bảng kiểm tra thị lực chính xác
Tuy vậy, các con số thị lực này đang chỉ có tính tương đối, nó chưa thật sự xác định được chính xác độ cận của mắt. Để có được kết quả đo thị lực chính xác nhất bạn nên nên đến các bệnh viện, phòng khám hoặc cửa hàng mắt kính để được bác sĩ và chuyên gia kiểm tra và cho lời khuyên thích hợp về tình trạng của mắt.
Khi nào nên kiểm tra thị lực
Thị lực của chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, vì thế bạn nên cần phải kiểm tra thị lực định kỳ hoặc khi nhận thấy có một số dấu hiệu bất thường ở mắt.
Một số tình trạng bất thường mà bạn nên đi kiểm tra thị lực ngay như:
Nheo mắt
Nheo mắt được xem là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất cho thấy bạn đang gặp vấn đề về thị lực, mà cụ thể là cận hoặc viễn thị. Khi bạn bị cận thị hoặc viễn thị, bạn sẽ có xu hướng phải nheo mắt để nhìn rõ hơn.
Hành động này sẽ giúp cải thiện tầm nhìn tại thời điểm tức thời nhưng về lâu dài, bạn nên cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra về tình trạng của mắt.
Các bác sĩ có thể chỉ định bạn phải đeo kính nếu xác định bạn đang bị tật về mắt như cận thị, loạn thị hoặc viễn thị. Việc không muốn đeo kính có thể khiến thị lực của bạn trở nên ngày càng tệ hơn.
Có xu hướng đưa mắt đến gần vật thể
Khi bạn bắt đầu có thói quen xem điện thoại gần hơn hay đưa quyển sách lên gần mắt để đọc, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị cận thị.
Bên cạnh đó, thường xuyên bị nhức đầu hoặc đau mắt hoặc chảy nước mắt cũng là một trong các triệu chứng thường gặp khi bị các tật về mắt. Việc mắt điều tiết quá nhiều để có thể nhìn rõ vật hơn có thể là nguyên nhân gây nhức mỏi và chảy nước mắt.
Ngoài ra, Hiện tượng chảy nước mắt đôi khi cũng cho thấy mắt của bạn bị mỏi và đang phải làm việc quá sức. Vì vậy nếu thấy dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được hướng dẫn và có liệu trình điều trị chính xác nhất nhé.
Tìm hiểu: 5 App kiểm tra thị lực mắt trực tuyến
Đo thị lực ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Có ba địa điểm chính để bạn có thể đo, khám thị lực cho mắt đó là: bệnh viện mắt, các phòng khám mắt hoặc các cửa hàng kính mắt uy tín.
- Tại các bệnh viện mắt hoặc phòng khám mắt, khi kiểm tra thị lực sẽ có mức phí giao động từ 70.000đ – 200.000đ/lần.
- Còn tại các cửa hàng kính mắt thì bạn sẽ được kiểm tra thị lực miễn phí tùy nơi.
- Sự khác biệt bởi tại bệnh viện mắt, phòng khám mắt lớn có nhiều máy móc chuyên môn có khả năng kiểm tra, phát hiện và điều trị các bệnh về mắt. Trong khi đó, tại các cửa hàng kính thì chủ yếu chỉ có chuyên môn về kiểm tra và xác định các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị.
Nếu bạn có các triệu chứng và nghi ngờ bản thân đang mắc các bệnh lý về mắt như đau mắt đỏ, viêm giác mạc… thì phải nhanh chóng tìm đến bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời. Khi bạn chỉ muốn kiểm tra, đo thị lực cho mắt thì có thể đến ngay các cửa hàng kính mắt uy tín.
Cửa hàng HMK Eyewear chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm như gọng kính cận đẹp, mắt kính, kính cận, kính viễn, loạn thị, đa tròng, hai tròng, mắt chống phản quang, mắt kính đổi màu, chống tĩnh điện, mắt phân cực… với mức giá phù hợp với tâm lý khách hàng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
HMK Eyewear hiện đang áp dụng chương trình đo mắt miễn phí cho tất cả các khách hàng và luôn luôn mong muốn có thể nhận được sự hài lòng từ tất cả khách hàng.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết bạn có thể tìm được bảng đo thị lực mắt thích hợp với nhu cầu sử dụng và có thể ứng dụng để kiểm tra mắt tại nhà. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về các tật về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị thì có thể liên hệ HMK Eyewear để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!