Đều là tật khúc xạ khiến khả năng nhìn của mắt hạn chế và có thể khắc phục được bằng việc đeo kính khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn giữa cận thị và viễn thị. Hãy cùng HMK Eyewear tìm hiểu cách phân biệt cận thị và viễn thị chính xác, đơn giản tại nhà nhé.
Cận thị là gì?
Khái niệm cận thị định nghĩa cận thị là tật ở mắt mà khi ấy mắt chỉ có thể nhìn rõ sự vật ở gần. Những sự vật ở xa sẽ khó nhìn rõ, mờ hoặc không thấy rõ dù đã cố nhìn.
Cơ chế dẫn đến hiện tượng này là ánh sáng khi đi vào mắt hội tụ phía trước chứ không phải trên võng mạc. Chính vì thế, để nhìn rõ, sự vật phải nằm trong khoảng cách mà ánh sáng khi đi vào mắt phản chiếu, hội tụ đúng ở vị trí võng mạc.
Cũng vì lý do này mà người ta gọi cận thị là tật nhìn gần vì chỉ thấy vật gần không thấy vật xa. Nguyên nhân gây cận thị có cả khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan là các yếu tố thuộc về di truyền, bệnh bẩm sinh do cấu tạo mắt khác biệt khiến trục nhãn cầu dài hơn bình thường.
Nguyên nhân chủ quan là do thói quen sinh hoạt, học tập không đúng khiến bị cận. Chẳng hạn như:
- Ngồi sai tư thế, ngồi cúi sát đầu quá gần vở ghi chép.
- Xem tivi ở cự li quá gần.
- Điều kiện đọc sách, làm việc, học tập không đủ ánh sáng.
- Chơi game, xem nhìn các thiết bị điện tử thời gian dài không để mắt nghỉ ngơi.
Triệu chứng của bệnh cận thị là nheo mắt khi nhìn sự vật, chữ viết ở xa. Đôi khi dù đã nheo mắt nhưng vẫn không nhìn rõ. Để sách, vở, điện thoại ở vị trí gần mắt mới nhìn rõ cũng là một triệu chứng của cận thị. Một số trường hợp khác còn mỏi mắt, chảy nước mắt… Người bị cận thị phải đeo các loại gọng kính phù hợp với gương mặt như các kiểu kính cận dành cho mặt tròn, mặt vuông, tùy theo sở thích của mỗi người.
Tìm hiểu: Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật mắt chỉ nhìn rõ các sự vật ở xa mà không thấy rõ các sự vật ở khoảng cách gần so với mắt thường. Lý giải cho hiện tượng này là do ánh sáng khi đi vào trong mắt bị hội tụ lại ở phía sau võng mạc.
Cũng như cận thị, nguyên nhân gây viễn thị có cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan cũng đến từ yếu tố di truyền, bố mẹ mắc viễn thị di truyền lại cho con cái. Ngoài ra, bẩm sinh, người bị viễn thị có mắt có trục nhãn cầu ngắn hoặc thuỷ tinh thể mỏng.
Nguyên nhân chủ quan do thói quen nhìn xa lâu ngày dẫn đến thuỷ tinh thể mất khả năng đàn hồi. Bên cạnh đó, khi tuổi cao thuỷ tinh thể thoái hoá, khối u mắt, bệnh võng mạc cũng có thể là nguyên nhân gây viễn thị.
Một số triệu chứng của tật viễn thị khá giống với cận thị như: nheo mắt khi nhìn, kéo căng cơ mặt, cơ trán và cả lông mi… Vì đây là cách để mắt có thể cố gắng điều tiết để nhìn rõ hơn. Viễn thị cũng khiến cho người mắc phải mỏi mắt, mệt mỏi, dễ đau đầu khi nhìn lâu…
Ngoài ra, người bị viễn thị còn có triệu chứng đưa đồ vật ra xa khi nhìn. Lâu dần do điều tiết mắt không đúng cách mà xuất hiện tật khác như lé trong.
Xem thêm: Viễn thị thường ở đối tượng nào
Cách phân biệt cận thị và viễn thị
Lý do khiến phải phân biệt viễn thị và cận thị là vì nhìn vào triệu chứng bệnh có vài nét tương đồng, nếu không phân biệt cận thị và viễn thị có thể nhận định sai lầm, dẫn đến nhầm lẫn trong phương pháp chăm sóc và khắc phục.
Tiêu chí | Cận thị (Myopia) | Viễn thị (Hyperopia) |
---|---|---|
Khả năng nhìn | Nhìn rõ các vật ở gần nhưng mờ khi nhìn xa | Nhìn rõ các vật ở xa nhưng mờ khi nhìn gần |
Nguyên nhân | Nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, hình ảnh hội tụ trước võng mạc | Nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá phẳng, hình ảnh hội tụ sau võng mạc |
Triệu chứng | Nhìn xa bị mờ, cần nheo mắt để thấy rõ | Mắt căng thẳng, mỏi mắt khi đọc hoặc làm việc gần |
Điều chỉnh | Đeo kính cận hoặc kính áp tròng, phẫu thuật khúc xạ | Đeo kính viễn hoặc kính áp tròng, phẫu thuật khúc xạ |
Phạm vi tuổi | Thường xuất hiện ở tuổi trẻ, có thể nặng hơn theo thời gian | Có thể xuất hiện từ khi sinh ra và cải thiện dần hoặc xuất hiện ở người lớn tuổi |
Tuy nhiên, đây là cách phân biệt cận thị và viễn thị tại nhà, không thể cho kết quả chính xác cũng như mức độ cận thị/viễn thị cụ thể. Với sự phát triển của máy móc và tiến bộ trong khoa học kiểm tra mắt thì việc phân biệt cận thị và viễn thị ngày càng dễ dàng với sự hỗ trợ của các thiết bị đo mắt này.
Không chỉ đo bằng máy giúp bạn phân biệt cận thị và viễn thị chính xác mà còn phát hiện được loạn thị nếu có. Điều mà phương pháp phân biệt tại nhà không thể làm được. Cho nên để phát hiện chính xác cận thị, viễn thị, loạn thị… nên đi kiểm tra mắt.
Cách phòng ngừa cận thị và viễn thị
Từ nguyên nhân bị cận thị/ viễn thị, HMK Eyewear có thể đưa ra một số cách giúp bạn phòng ngừa mắc các tật khúc xạ này. Vì phần lớn nguyên nhân mắc tật khúc xạ đều do thói quen nhìn sai cách, học tập và làm việc thiếu khoa học nên cần điều chỉnh lại.
- Ngồi học, làm việc, giải trí đúng tư thế, không cúi gằm người, không nhìn quá xa.
- Giữ đúng khoảng cách khi xem tivi trong phạm vi 1,5 – 4m.
- Sử dụng đèn có độ chiếu sáng thích hợp để học tập, làm việc.
- Không sử dụng thiết bị điện tử nhiều giờ liền khiến mắt mệt mỏi, đau nhức vì có thể tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc cho mắt có thời gian phục hồi, nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng đôi mắt khoẻ mạnh, bổ sung nhiều rau củ, cá thịt chứa Vitamin A…
- Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên massage mắt, tập các bài tập mắt giúp mắt thư giãn, tăng độ khoẻ mạnh.
Ngày nay, việc cận thị, viễn thị không còn là nỗi lo vì đã có nhiều giải pháp hỗ trợ. Nếu chẳng may mắc phải tật khúc xạ bạn chỉ cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Việc phát hiện sớm và đeo kính sớm sẽ giúp cho mắt không bị biến chứng nặng hơn cũng như ít bị tăng độ nhanh. Cho nên, đừng ngần ngại đến kiểm tra và cắt kính tại cửa hàng mắt kính HMK Eyewear khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc tật khúc xạ nhé.
Tại HMK Eyewear bạn sẽ được trải nghiệm các loại máy đo mắt hiện đại cho kết quả chuẩn xác cũng như đội ngũ đo cắt kính chuyên nghiệp giúp bạn tìm được gọng kính đẹp và phù hợp, cải thiện tầm nhìn mà không ảnh hưởng, gây vướng víu quá nhiều trong sinh hoạt.
Với những chia sẻ về cách phân biệt cận thị và viễn thị chính xác, đơn giản tại nhà của HMK Eyewear trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Phương pháp tốt nhất để phát hiện mắc tật khúc xạ vẫn là đo mắt bằng thiết bị hỗ trợ, cho nên nếu nghi ngờ bạn nên đi kiểm tra mắt ngay nhé.
Xem thêm: So sánh cận thị và viễn thị