“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được đôi mắt có thể nhìn được thế giới muôn màu, có những người chỉ nhìn thấy mọi vật xung quanh với màu sắc ảm đạm hơn rất nhiều – đó là do chứng bệnh “mù màu“ gây nên. Hãy cùng HMK Eyewear giúp bạn giải đáp những thắc mắc về bệnh mù màu và tìm được địa chỉ mua gọng kính cao cấp uy tín.
Tìm hiểu bệnh mù màu và nguyên nhân
Bệnh mù màu hay còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác là tình trạng xảy ra khi khả năng phân biệt màu sắc của mắt bị giảm, mắt không còn khả năng phân biệt được các màu sắc của sự vật như màu đỏ, màu xanh lá, xanh biển hoặc khi trộn lẫn các màu này với nhau.
Bệnh mù màu đa số là do di truyền, vì vậy bạn có thể sẽ mắc bệnh ngay từ khi sinh ra. Những người bị mù màu bẩm sinh thì thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Họ sẽ bị mất khả năng nhìn được màu đỏ, màu xanh, hoặc màu vàng,…
Tuỳ theo mức độ bệnh mù màu mà chia thành thang đo: nặng, nhẹ, trung bình. Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này thường không thay đổi có bệnh có thể ảnh hưởng đến hai mắt.
Ngoài ra, một số trường hợp nó không phải do gen. Chúng có thể được gây ra bởi các rối loạn khác. Một số nguyên nhân có thể kể đến đó là:
- Do người bệnh
Mắc phải một số bệnh về mắt như thoái hóa hoàng điểm, bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể…Vì vậy, mắt có thể bị ảnh hưởng dẫn đến thâm hụt màu, tiềm ẩn nguy cơ bị mù màu, ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc.
Mắt mù màu đỏ có thể bị ở một mắt, thậm chí cả hai mắt. Sau khi điều trị được những bệnh này thì tình trạng mù màu có thể bị thuyên giảm, phục hồi sớm
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như thuốc tăng huyết áp, bệnh tim hay thuốc điều trị rối loạn thần kinh,…
Một số loại thuốc uống khi vào cơ thể có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến việc thay đổi, nhận biết màu sắc.
- Người bệnh tiếp xúc với một số hoá chất mạnh có thể gây mất màu sắc thị giác
Việc tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh ở nơi làm việc như chất Disulfua cacbon hay các loại phân bón hóa học, styrene dẫn đến gây mất thị giác. Nếu tiếp xúc thường xuyên với các loại hoá chất này thì có thể dẫn đến hạn chế tầm nhìn, hạn chế màu sắc nhận được.
- Do đột biến gen
Bệnh mù màu do đột biến liên quan đến các nhiễm sắc thể về giới tính (nữ: nhiễm sắc thể XX, nam: nhiễm sắc thể XY). Với những người mắc bệnh mù màu do đột biến gen, ở trên gen bị thiếu nhiễm sắc thể X.
Dẫn đến các tế bào cảm nhận ánh sáng dùng để phân biệt được màu sắc bị rối loạn, thường thì đó là gen lặn.
Theo đó bé trai nếu nhận gen này từ mẹ thì sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt các loại màu sắc. Bởi vì nhiễm sắc thể Y là loại nhiễm sắc thể không chứa gen màu sắc trội để át đi gen lặn mù màu.
- Chấn thương mắt
Những chất thương ở mắt dễ gây ảnh hưởng, tổn thương đến dây thần kinh, nên nhiều khả năng khi gặp chấn thương, có thể khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Do tuổi tác
Tuổi tác càng cao, mắt càng bị lão hoá. Nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mù màu ở người lớn tuổi. Càng lớn, khả năng nhận biết màu sắc ngày càng đi xuống do mắt bị lão hoá, gặp nhiều vấn đề tật mắt.
Hữu ích: Mắt bị cườm nước là gì?
Bệnh mù màu có chữa được không?
Bệnh mù màu mặc dù không gây ra nguy hiểm hay gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì cho người bệnh nhưng nó lại khiến công việc, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp khó khăn.
Những dấu hiệu đơn giản để nhận biết bệnh mù màu điển hình là:
- Người mắc bệnh này không thể nhận biết được một số loại màu sắc nhất định như đỏ, xanh, vàng.
- Mặc dù vậy đối với một số màu sắc khác vẫn có thể nhận biết chuẩn xác. Đối với người bình thường họ có thể nhìn được hàng trăm hay hàng nghìn sắc thái khác nhau còn người mù màu chỉ nhìn ra được một sắc thái.
- Tuy có vấn đề về thị lực, phân biệt màu sắc nhưng người bệnh có hiếm khi có thể nhận biết được. Có những trường hợp hiếm gặp thường chỉ thấy được màu trắng, đen và xám.
Chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh mù màu, đặc biệt là những trường hợp bị mù màu do di truyền. Tuy nhiên, bằng một số cách khắc phục hiệu quả, người bệnh sẽ có thể thích nghi tốt hơn trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày
Mặc dù bệnh mù màu không gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ nhưng nó lại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh. Vậy nên, ngoài những yếu tố di truyền thì cũng cần phải loại bỏ những tác động xấu gây ảnh hưởng thị giác.
Phòng ngừa bệnh mù màu
- Nên kiểm tra sắc giác đôi mắt định kỳ, chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Đồng thời lưu ý đến các bệnh về nội khoa như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…cũng có thể dẫn đến mù màu.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ tiền hôn nhân để có cách phòng tránh mù màu cho con trẻ sau này.
- Hay khi làm việc trong môi trường nhiều hoá chất độc hại, bạn cần phải thường xuyên mặc đồ bảo hộ, tránh xảy ra các chấn thương ở vùng mắt, đầu dẫn đến giác mạc bị tổn thương.
- Khi gặp những vấn đề liên quan đến thị giác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa và không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi không có chỉ định từ phía bác sĩ.
- Đối với những công việc liên quan đến màu sắc như thiết kế đồ hoạ, học sĩ, phi công,…sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải biết khách khắc phục đồng thời thích nghi với tình trạng bị mù màu.
Kính cho người mù màu
Ngày nay, một loại kính có khả năng lọc màu sắc, từ đó làm tăng độ tương phản giữa những màu mà bạn không thể phân biệt được và giúp bạn có thể nhận ra chúng tốt hơn.
Loại kính này sẽ hỗ trợ khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Đeo kính mắt chống lóa ban đêm làm giảm độ chói sáng cũng có thể có tác dụng giúp bạn phân biệt màu sắc tốt hơn.
Cách bảo quản kính cho người mù màu
- Vệ sinh kính thường xuyên: Dùng khăn mềm và dung dịch làm sạch chuyên dụng để lau kính, tránh trầy xước và giữ kính luôn trong tình trạng tốt nhất.
- Cất kính vào hộp bảo quản: Khi không sử dụng, hãy cất kính vào hộp đựng chống sốc để tránh bị va đập hoặc trầy xước.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Không để kính ở nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, vì điều này có thể làm biến dạng gọng kính hoặc làm hỏng lớp phủ đặc biệt trên tròng kính.
- Đeo và tháo kính đúng cách: Hãy đeo và tháo kính bằng cả hai tay để tránh làm lệch hoặc hỏng gọng kính.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Đưa kính đến tiệm mắt kính để kiểm tra và điều chỉnh nếu cần, đảm bảo kính luôn phù hợp và hoạt động hiệu quả.
Xem thêm: Cách bảo quản kính tại nhà
Địa chỉ mắt kính cho người mù màu uy tín
Khi xác định mắt bị bệnh mù màu, bạn cần phải đeo kính để cải thiện tầm nhìn. Trước tiên để có kết quả kiểm tra mức độ mù màu chính xác nhất, bạn cần tìm nơi bán kính, đo kính và tư vấn chuyên nghiệp.
Đây được biết đến là địa chỉ cung cấp mắt kính lão, kính cận, các kiểu gọng kính cận nữ, kính cận trẻ em các loại, kính mắt chống lóa ban đêm…được nhiều người dùng tin tưởng, lựa chọn.
Đến với HMK Eyewear, bạn sẽ dễ dàng tìm được mẫu mắt kính chất lượng được nhập khẩu từ nhiều hãng nổi tiếng ở trên thế giới. Các mẫu kính đa dạng, hợp thời trang mà giá cả phải chăng.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn tìm được câu trả lời bệnh mù màu là gì. Đồng thời tìm được loại kính phù hợp với mắt. Là địa chỉ cung cấp mắt kính uy tín, HMK Eyewear tự hào là điểm đến lý tưởng giúp bạn an tâm sở hữu mẫu kính ưng ý, phù hợp với nhu cầu.
Hữu ích: Hội chứng thị giác màn hình